Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse Update 09/2023

Căn hộ shophouse là gì?
Căn hộ shophouse là gì?

Shophouse hay còn được gọi là nhà phố thương mại, đây là một loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh thịnh hành ở một số quốc gia lớn ở Châu Âu và Châu Á. Các nước phát triển thường có nhiều chuỗi shop house lớn, kinh doanh các mặt hàng nổi tiếng, các thương hiệu lớn trên thế giới. Vậy shophouse là gì? Loại hình căn hộ này có điểm gì nổi bật?

Shop house là gì?

can ho shophouse la gi - Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse - shophouses
1. Căn hộ shophouse là gì?

Ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam, shophouse là một loại hình kinh doanh khá đặc biệt và còn mới mẻ. Shophouse được thiết kế xây dựng nhà ở kết hợp với cơ sở kinh doanh. Những mặt hàng được bày bán tại các khu shophouse cao cấp cũng có giá trị tương đương, thường được thiết kế cao cấp, hoặc sản phẩm của các thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng trên thị trường.

Shop house thường được xây dựng ít nhất 2 tầng, tầng trệt cùng thường được sử dụng để bán hàng, kinh doanh bất động sản, văn phòng,… Các tầng trên có thể dùng để ở hoặc kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ khách. Các tầng shop house được thông với nhau. Loại hình nhà thương mại này còn cực kì thích hợp để cho thuê, mua bán bất động sản với lợi nhuận lớn.

Ưu điểm vượt trội của căn hộ shop house

uu diem cua shop house la gi - Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse - shophouses
2. Ưu điểm của shophouse là gì?

Nằm ở vị trí đắc địa

Các dự án tích hợp nhà phố thương mại thường được lựa chọn xây dựng tại những vị trí trung tâm thành phố, khu vực gần các tuyến đường lớn, tập trung đông dân cư, đông người qua lại.  Những khu chung cư cao cấp, khu đô thị mới thường tập trung nhiều người thuộc tầng lớp thượng lưu, tri thức có thu nhập cao. Đây là nguồn khách hàng trọng yếu và ổn định giúp việc kinh doanh của các chủ đầu tư shop house được duy trì và phát triển.

Số lượng giới hạn

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến shop house ngày càng khan hiếm và giá thành thuê hoặc mua bán trong lĩnh vực bất động sản ngày càng cao chính là số lượng giới hạn. Như đã đề cập ở trên, shophouse không được xây dựng riêng lẻ mà được tích hợp trong các dự án chung cư, khu đô thị kiểu mới. Tuy nhiên, số lượng shophouse sẽ phụ thuộc vào quy mô dự án và số lượng dân cư dự đoán thuộc nội khu và các khu vực lân cận.

Dân cư đô thị càng đông, số lượng shophouse sẽ càng nhiều và ngược lại. Đối với các dự án lớn với đầu tư khủng, số lượng căn hộ thương mại sẽ chiếm khoảng 5% trên tổng số lượng các căn hộ.

Các dự án tầm trung thì số lượng shophouse sẽ đạt khoảng 2% đến 3%. Vi thế, so với các căn hộ chung cư, biệt thự liền kề,… shophouse ngày càng trở nên khan hiếm và là miếng mồi ngon mà bất cứ một nhà đầu từ kinh doanh nào đều muốn sở hữu.

Kiến trúc hiện đại, đa công năng

shophouse duoc su dung voi nhieu muc dich khac nhau - Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse - shophouses
3. Shophouse được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Là mô hình căn hộ hiện đại, shophouse thường được thiết kế với lối kiến trúc hiện đại, đa công năng. Cụ thể, các nhà phố thương mại thông thường sẽ được xây dựng theo lối kiến trúc 2 tầng, 1 trệt 1 lầu, vừa đáp ứng được nhu cầu nơi ở vừa cực kỳ phù hợp với mục đích thương mại.

Tầng trệt thường được thiết kế cực kỳ hiện đại, phong cách mới sang trọng tạo cảm giác cao cấp. Vì thế, nơi này cực kì phù hợp để trưng bày, buôn bán, kinh doanh các mặt hàng có sẵn thuộc các lĩnh vực thời trang, hoặc dịch vụ như spa, chăm sóc khách hàng, làm đẹp,…

Ngoài ra, các shophouse còn vô cùng phù hợp để sử dụng làm văn phòng vì thế thường được cho thuê với giá thành rất cao. Tầng lầu thường được sử dụng với mục đích nhà ở, là nơi lý tưởng để sinh sống các tiện ích hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị.

Thuận tiện di chuyển

Vấn đề thiếu hụt không gian đỗ đậu các phương tiện di chuyển như xe máy, xe hơi vẫn luôn khiến chủ cửa hàng đau đầu. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này, các shophouse sẽ được thiết kế xây dựng gần bãi đỗ xe hoặc lối đi bộ lên xuống của các tòa nhà. Ngoài ra, tại nhiều dự án quy mô lớn, khu vực trước các shophouse còn có bãi đỗ xe riêng, tạo điều kiện tối ưu cho việc mua sắm và kinh doanh của cả người bán và khách hàng.

Khả năng thanh khoản tốt

Nhung uu diem noi bat ve thanh khoan va kha nang sinh loi cuc cao cua shophouse la gi - Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse - shophouses
4. Những ưu điểm nổi bật về thanh khoản và khả năng sinh lời cực cao của shophouse là gì?

Những ưu điểm nổi bật từ vị trí đắc địa, đa chức năng và khả năng sinh lời cao, shophouse luôn được săn đón. Bên cạnh đó, tính thanh khoản cao càng làm tăng giá trị của shophouse, khiến chúng trở thành mặt hàng “đắt khách” thường niên.

Khả năng sinh lời cao

Có thể nới, việc đầu tư vào shophouse để kinh doanh hay cho thuê đều mang lại lợi nhuận rất cao, là nguồn thu không nhỏ cho các gia đình hay chủ đầu tư kinh doanh, buôn bán. So với nhiều loại hình kinh doanh khác, shophouse vừa có khả năng sinh lời cao lại vừa là phương tiện kiếm tiền an toàn ít rủi ro nhất.

Cơ hội gia tăng giá trị cao

Nếu bạn là chủ sở hữu của một shophouse tại một khu dô thị, khu dân cư sầm uất nhất thành phố, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về túi tiền của mình. dù là cho thuê hay kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào đi nữa, shophouse vẫn có thể giúp bạn mang lại lợi nhuận cao. Từ đó, bạn có thể kiếm thêm một khoảng tiền không nhỏ và gia tăng quỹ tài chính của bản thân và gia đình.

Nhược điểm của shophouse

Nhuoc diem cua dho house la gi - Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse - shophouses
5. Nhược điểm của shophouse là gì?

Đòi hỏi khoản vốn đầu tư lớn

Với những ưu điểm nổi bật về vị trí địa lí lẫn công năng sử dụng và khả năng sinh lời,…. shophouse có giá thành cao hơn hẳn các căn hộ chung cư, thậm chí biệt thự. Bên canh đó, số lượng shophouse hạn chế và ngày càng khan hiếm cũng là một trong số những lý do chính khiến loại hình căn hộ kết hợp kinh doanh này được bán với giá cao chọc  trời. Vì thế, nhà đầu tư đòi hỏi phải có một số vốn ổn định và khả năng tài chính đủ vững mới có thể sở hữu được.

Quyền sở hữu bị hạn chế

Không giống như một số loại hình chung cư, căn hộ, biệt thự,… khi mua bạn sẽ được cấp sổ đỏ với quyền sở hữu và sử dụng mãi mãi. Shophouse sẽ có trường hợp bị hạn chế quyền sở hữu. Điều có có nghĩa là bạn sẽ được sở hữu căn hộ thương mại trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường sẽ là 50 năm.

Cộng đồng dân cư

Ưu điểm nổi bật nhất của shophouse khác với các loại hình nhà ở khác alf chúng cực kì thích hợp để kinh doanh buôn bán. Do đó, để shophouse có thể hoạt động tốt và thực hiện hết chức năng của chúng, yêu cầu khu dân cư phải đông. Ngoài ra, điều kiện tài chính, thu nhập bình quân của người dân nơi đó phải ổn định.

Phân biệt shophouse với các loại hình kinh doanh khác

su khac biet giua cac loai hinh kinh doanh khac voi shophouse la gi - Căn hộ thương mại là gì? Ưu, nhược điểm của căn hộ Shophouse - shophouses
6. Sự khác biệt giữa các loại hình kinh doanh khác với shophouse là gì?

Nhà mặt phố

Shophouse và nhà mặt phố đều là một nơi lý tưởng để kinh doanh. Tuy nhiên, nhà mặt phố thích hợp với các loại hình kinh doanh quy mô lớn, có chuyên môn cao. Shophouse lại bị hạn chế hơn, phù hợp buôn bán các mặt hàng, dịch vụ tiện ích cá nhân nhỏ lẻ, thuận tiện.

Biệt thự phố

Tương tự như nhà mặt phố, biệt thự phố phù hợp để kinh doanh thương mại quy mô lớn với vốn đầu tư cao như siêu thị, trung tâm, trụ sở, khách sạn nhà hàng,… Khách hàng mục tiêu của các dịch vụ kinh doanh tại shophouse thường tập trung trong khu dân cư và dự án nội tại, vì thế, loại hình dịch vụ cũng bị giới hạn và phù hợp theo.

Một số lưu ý khi đầu tư vào shophouse

Ưu điểm và nhược điểm của shophouse có lẽ các bạn đã nắm được rõ ràng. Vậy cần lưu ý khi quyết định đầu tư vào shophouse là gì?

  • Để có thể đạt được lợi nhuận như ý và nâng cao giá trị sinh lời của shophouse, nhà đầu tư phải có trường vốn tốt
  • Nên cân nhắc đến thời gian khai thác và sử dụng shophouse để tránh bị lỗ vốn khi chưa kiếm được lợi nhuận
  • Giá thuê cao ngất ngưỡng nên cần cân nhắc tình hình tài chính và kinh doanh
  • Khách hàng bị giới hạn trong khu dân cư, khó cạnh tranh với các khu trung tâm thương mại lớn

Tính đến thời điểm hiện tại, shophouse vẫn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” trong giới kinh doanh mà bất cứ một nhà đầu tư nào có tầm nhìn đều muốn sở hữu. Vậy tiềm năng phát triển của shophouse là gì? Sự thật, trong thời gian tới, shophouse chắc cấn ngày càng được săn đón và giá trị sẽ ngày càng cao. Hãy theo dõi những bài viết mới nhất tại mục xây dựng – kiến trúc ngay trên meeyland nhé.

5
/
5
(
1

bình chọn

)