Khi thi công xây dựng các bên tham gian phải ký kết hợp đồng thi công, đây là cơ sở ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các bên.
Trong phạm vi bài viết này, Công ty tư vấn TBT Việt Nam xin chia sẻ những nội dung liên quan đến hợp đồng thi công và cách soạn thảo một số mẫu hợp đồng thi công thường gặp.
>>> Tham khảo: Hợp đồng là gì? Các loại hợp đồng phổ biến hiện nay
Hợp đồng thi công là gì?
Hợp đồng thi công là một loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay. Đây là sự thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Trong đó, việc thi công có thể là thi công xây dựng công trình, thi công hạng mục công trình hoặc thi công theo thiết kế xây dựng công trình.
Hợp đồng thi công đóng vai trò rất quan trọng đối với các bên, trước khi tiến hành xây dựng. Việc giao kết hợp đồng làm căn cứ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa của các bên.
Đặc điểm của hợp đồng thi công
Hợp đồng thi công mặc dù là một trong loại hợp đồng xây dựng, nhưng vẫn được điều chỉnh chung theo quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự và những văn bản pháp luật chuyên ngành. Hợp đồng này có một số đặc điểm cơ bản sau:
– Chủ thể trong quan hệ hợp đồng thi công là bên giao thầu và bên nhận thầu. Trong đó:
+ Bên giao thầu có thể là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu, nhà thầu chính.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || ).push({});
+ Còn bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu, tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ.
– Hợp đồng thi công phải được lập thành văn bản và được người có thẩm quyền của các bên ký kết.
>>> Tham khảo: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất
Các mẫu hợp đồng thi công mới nhất
Hợp đồng thi công xây dựng
1/ Cơ sở pháp lý khi soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng
– Căn cứ vào văn bản pháp luật: Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015; Căn cứ Luật Xây dựng 2014; các văn bản hường dẫn thi hành.
– Văn bản của bên giao thầu: Căn cứ Giấy phép xây dựng,…
Ví dụ:
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng 2014;
Căn cứ Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Giấy phép xây dựng của khách hàng số:…………/GPXD cấp ngày:………
2/ Các bên trong hợp đồng thi công xây dựng
– Thông tin người đại điện theo pháp luật của các bên: Họ tên; Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp.
– Thông tin cơn quan, tổ chức: Tên cơ quan, tổ chức; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở; Điện thoại, email (nếu có).
3/ Nội dung công việc, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công, giá trị hợp đồng
– Nội dung công việc
Bên thi công sẽ thực hiện các công việc gì, cụ thể như: bên B sẽ thực hiện thi công, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng theo đúng quy định.
– Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật
Phải thi công đúng thiết kế, bảo đảm sự bền vững và chính xác so với kết cấu xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.-
– Tiến độ thi công
Hợp đồng cần ghi rõ thời gian bắt đầu thi công, thời gian hoàn thành, thời gian bàn giao theo từng hạng mục phù hợp tiến độ của dự án.
– Giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng thi công xây dựng căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên, để xác định loại giá hợp đồng.
– Thời hạn thanh toán hợp đồng
Hai bên giao nhận thi công xây dựng thỏa thuận về phương thức, thời hạn thanh toán theo đợt hoặc dựa trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành. Phương thức thanh toán tiền mặt/ chuyển khoản bằng tiền Việt Nam/ ngoại tệ.
4/ Quyền và nghĩa vụ của các bên
Một số nội dung cơ bản có thể thỏa thuận như sau:
Bên thuê thi công
– Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình xây dựng (nếu có bản vẽ) hoặc trình bày ý tưởng xây dựng để bên B thực hiện;
– Trực tiếp giám sát thi công về tiến độ, biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;
– Thay mặt bên nhận thi công giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;
– Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động.
Bên thuê nhận thi công
– Chuẩn bị nguyên vật liệu xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn, an toàn trong quá trình xây dựng;
– Bảo đội ngũ nhân lực cho quá trình xây dựng;
– Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên thuê thi công; đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình;
– Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người thi công và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên nhận thi công xây dựng chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Bảo hành công trình trong thời hạn, để đưa vào sử dụng.
Một số nội dung khác, theo thỏa thuận của các bên và không được trái quy định của pháp luật.
>>> Tham khảo: Các mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất
Hợp đồng thi công nội thất
Nội dung trong mẫu hợp đồng thi công nội thất, cơ bản cần có những nội dung như hợp đồng thi công xây dựng nêu trên. Nhưng lưu ý về đối tượng thi công là nội thất, nên sẽ có một số khác biệt.
Ví dụ, phần nội dung chính của mẫu hợp đồng thi công nội thất- đồ gỗ:
1/ Nội dung công việc, giá trị hợp đồng
– Nội dung công việc:
Bên nhận thi công đồng ý cung cấp và lắp đặt đồ gỗ nội thất cho bên thuê theo bản vẽ thiết kế chi tiết với chủng loại, số lượng và tiêu chuẩn kĩ thuật đã được các bên thống nhất.
– Tổng giá trị hợp đồng ……………. VNĐ
Giá trên chưa bao gồm VAT 10% (đã bao gồm chi phí vận chuyển đến công trình và lắp đặt trọn gói).
– Tiền tạm ứng: Số tiền tương ứng 50% giá trị hợp đồng. Số tiền còn lại sẽ thanh toán chậm nhất 5 ngày sau khi lắp đặt hoàn thiện.
2/ Thiết kế vật liệu và màu sắc của nội thất
– Bên nhận thi công theo thiết kế đã được bên thuê thi công ký duyệt.
– Vật liệu: Theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật
– Màu sắc: Theo mẫu
– Phụ kiện: Theo tiêu chuẩn nhà sản xuất
3/ Phương thức vận chuyển, thời gian giao nhận
– Phương tiện vận chuyển: Phương tiện vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá do bên nhận thi công thanh toán.
– Thời gian giao hàng: Hàng hoá sẽ được giao trong vòng 30 ngày kể tủ ngày bên nhận thi công nội thất nhận được tiền đặt cọc và thống nhất bản vẽ kỹ thuật.
Có thể thấy, mẫu hợp đồng thi công nội thất đơn giản hơn mẫu hợp đồng thi công xây dựng, nhưng các bên vẫn phải chú ý các điều khoản trong hợp đồng để hạn chế rủi ro.
Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở
Trong hợp đồng thi công xây dựng nhà ở, cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
– Khi soạn thảo kết hợp đồng thi công nhà ở, cần ghi rõ tiến độ thi công toàn bộ nhà, tiến độ từng giai đoạn và cam kết của bên thi công cũng như phạt vi phạm nếu có.
– Thông thường bên thuê thi công nhà ở sẽ tạm ứng trước cho bên nhận thi công, để đảm bảo việc chuẩn bị vật tư cũng như công tác thi công.
– Bên thuê thi công xây dựng nhà ở cần làm rõ các chi phí như: điện, nước, chi phí thuê mặt bằng, cây xanh,… trong quá trình thi công.
Những chia sẻ về hợp đồng thi công mà TBT Việt Nam cung cấp trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho Quý vị trong quá trình soạn thảo hợp đồng.
>>> Tham khảo: Hợp đồng mua ban hàng hóa mới nhất