Thanh lý hợp đồng được thực hiện sau khi các bên đã thực hiện xong các điều khoản, công việc theo hợp đồng đã giao kết và thanh lý hợp đồng được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Trong phạm vi bài viết này, TBT Việt Nam xin chia sẻ đến Quý độc giả các quy định pháp lý liên quan đến thanh lý hợp đồng và hướng dẫn soạn mẫu thanh lý hợp đồng dùng trong xây dựng, thi công công trình.
>>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng hợp tác và vấn đề liên quan
Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là văn bản ghi nhận sau khi các bên đã hoàn tất công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã giao kết và xác nhận lại khối lượng, chất lượng sau quá trình hoàn thành công việc đó.
Đối chiếu theo quy định của pháp luật, thì thuật ngữ thanh lý hợp đồng trước đây đã được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Đến hiện nay, Bộ luật dân sự không có quy định về khái niệm của thanh lý hợp đồng nữa.
Tuy nhiên, thuật ngữ thanh lý hợp đồng vẫn được ghi nhận trong văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là trong Luật Xây dựng.
Mục đích của việc thanh lý hợp đồng: Thanh lý hợp đồng sẽ giúp cho các bên xác định rõ ràng quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đã thực hiện đến đâu và những công việc chưa thực hiện được. Nếu chưa thực hiện xong, thì hợp đồng vẫn tiếp tục. Cũng như có cơ sở để xác định hậu quả pháp lý, trách nhiệm tài sản trong quan hệ hợp đồng.
Trường hợp thanh lý hợp đồng?
Các trường hợp được thanh lý hợp đồng được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 147 Luật xây dựng năm 2014 và Điều 23 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, cụ thể:
1/ Hợp đồng đã được các bên hoàn thành;
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || ).push({});
2/ Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, thời hạn thanh lý hợp đồng do các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu hợp đồng xây dựng này sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày, kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ngoài ra, với những loại hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, thì việc thanh lý có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
Việc ký thanh lý hợp đồng là cần thiết, giúp hạn chế tranh chấp phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
>>> Tham khảo: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Những thông tin bạn cần biết
Quyền và trách nhiệm các bên sau khi ký thanh lý hợp đồng?
– Quyền của các bên sau khi thanh lý hợp đồng:
+ Quyền yêu cầu thanh toán đầy đủ giá trị hợp đồng đã giao kết trước đó;
+ Bàn giao đầy đủ vật liệu, phương tiện phục vụ cho việc thi công xây dựng;
+ Thanh toán những chi phí phát sinh nếu có;
+ Đảm bảo về chất lượng, số lượng công việc đã thực hiện.
– Trách nhiệm của các bên sau khi thanh lý hợp đồng:
+ Các bên có trách nhiệm ký kết biên bản nghiệm thu;
+ Những phần nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện thì vẫn phải thực hiện;
+ Có thiệt hại xảy ra sau khi thanh lý sẽ bồi thường theo hợp đồng đã giao kết quy định.
Đây là một số quyền và trách nhiệm cơ bản của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Nhưng quyền và trách nhiệm của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ.
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất
Mẫu thanh lý hợp đồng mới nhất
TBT Việt Nam xin hướng dẫn cách thức soạn thảo và mẫu thanh lý hợp đồng mới nhất, áo dụng trong thi công công trình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
– Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật xây dựng 2014;
– Nghị định số 37/2015/NĐ-CP;
– Hợp đồng thi công công trình xây dựng số 01 được ký kết vào ngày 01 tháng 02 năm 2018;
– Sà sự thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện giữa các bên.
Hôm nay, ngày 18 tháng 06 năm 2020 tại địa điểm Trụ sở Công ty Cổ phần XYZ.
Chúng tôi gồm các bên như sau:
Bên nhận thầu: (Gọi tắt là Bên A)
Công ty: Công ty Cổ phần ABC
Địa chỉ: Đơn nguyên I, Tòa nhà F5, số 112 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Mã số thuế: 0108123456
Người đại người theo pháp luật của công ty:
Do Ông/Bà: Nguyễn Văn A
Ngày tháng năm sinh: 01/01/1967
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: 0107347702 cấp ngày 10 tháng 10 năm 2010
Nơi cấp: Công an Hà Nội
Địa chỉ thường trú: Số 16, Khu đô thị mới, Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Bên giao thầu (Gọi tắt là bên B)
Công ty: Công ty Cổ phần XYZ
Địa chỉ: Đơn nguyên II, Toàn nhà F4, số 114 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Mã số thuế: 0106654321
Người đại người theo pháp luật của công ty:
Do Ông/Bà: Nguyễn Văn B
Ngày tháng năm sinh: 11/11/1976
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: 0107345501 cấp ngày 01 tháng 01 năm 2012
Nơi cấp: Công an Hà Nội
Địa chỉ thường trú: Thôn 1, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
Hiện các bên thống nhất cùng ký kết Biên bản thanh lý hợp đồng với những nội dung sau:
1/ Thanh lý Hợp đồng thi công công trình số 01 đã ký ngày giữa hai bên;
2/ Bên A có nghĩa vụ bàn giao đầy đủ số lượng, chất lượng theo hợp đồng đã giao kết.
Bên B có nghĩa vụ thanh toán phần giá trị hợp đồng còn lại. Thời hạn thanh toán là 15 ngày sau khi hợp đồng được thanh lý.
3/ Các cam kết khác
– Về bảo hành: Bên nhận thi công có trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định trong hợp đồng.
– Về hỗ trợ kỹ thuật theo hợp đồng.
Các bên có nghĩa vụ ký biên bản nghiệm thu các hạng mục công trình sau khi thanh lý hợp đồng. Sau khi ký vào biên bản này, các bên xác nhận đã hoàn tất công việc và thực hiện đúng những quyền lợi và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng thi công công trình xây dựng.
4/ Biên bản thanh lý hợp đồng này, có hiệu lực kể từ ngày các bên ký.
Biên bản được lập thành hai bản, có giá trị như nhau, bên A và bên B mỗi bên sẽ giữ một bản.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu thanh lý hợp đồng, hy vọng giúp Quý vị có thêm những kinh nghiệm trong quá trình ký biên bản thanh lý hợp đồng.
>>> Đọc thêm: Các mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất