Thuê nhà là một trong các giao dịch dân sự rất phổ biến, tuy nhiên để thuê nhà bên thuê và bên cho thuê cần thành lập hợp đồng thuê theo quy định của pháp luật.
Rất nhiều cá nhân, tổ chức khi đi thuê nhà với những mục đích khác nhau như thuê nhà để ở, làm văn phòng, làm trụ sở của công ty,…để đảm bảo quyền lợi của hai bên, việc đầu tiên là giao kết hợp đồng thuê nhà. Bài viết sau của Công ty TBT Việt Nam, sẽ hướng dẫn Quý vị soạn thảo một số mẫu hợp đồng thuê nhà.
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng mua bán đất mới nhất năm 2021
Hợp đồng thuê nhà là gì?
Hợp đồng thuê nhà theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật Nhà ở hiện hành không còn được quy định thành mục riêng nữa, mà hợp đồng thuê nhà là một trong những loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản.
Có thể hiểu hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa hai bên là bên cho thuê và bên thuê, trong đó bên cho thuê sẽ giao nhà cho bên cho thuê để được sử dụng trong thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê nhà.
Xét về đặc điểm, đây là loại hợp đồng có tính chất đền bù và song vụ. Bên thuê nhận được lợi ích từ bên cho thuê chuyển giao, thì cần chuyển lại bên cho thuê một khoản lợi ích tương ứng. Hợp đồng thuê sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau trong hợp đồng.
Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?
Hiện trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có điều chỉnh chung về hợp đồng thuê tài sản, nhưng không có quy định về hình thức của hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 tại Điều 121, hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được thành lập bằng văn bản.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Nghị Quyết số 52/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư Pháp, thì hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng hay chứng thực.
Dựa trên kinh nghiệm tư vấn của chúng tôi, để hạn chế rủi ro cho các bên khi giao kết hợp đồng thuê, các bên có thể công chứng hợp đồng thuê nhà tại Tổ chức hành nghề công chứng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || ).push({});
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới nhất
Các mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất
Khi soạn thảo hợp đồng thuê nhà, các bên cần đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm:
1/ Thông tin của bên cho thuê và bên thuê nhà
2/ Thông tin về nhà
3/ Thông tin liên quan đến việc thanh toán
4/ Thông tin về thời hạn thực hiện hợp đồng, giao nhận nhà
5/ Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
6/ Cam kết của các bên
7/ Các thỏa thuận thỏa thuận khác.
Các mẫu hợp đồng thuê nhà dù với mục đích nào, thì vẫn phải đảm bảo những nội dung cơ bản trên. Tùy vào từng mục đích thuê, các bên có thể phát triển thêm một số điều khoản cho phù hợp với đối tượng, mục đích thuê. Phần tiếp theo của bài viết, TBT Việt Nam xin chia sẻ đến Quý vị một số mẫu hợp đồng thuê nhà phổ biến và cách soạn thảo.
+ Mẫu Hợp đồng thuê nhà
Download Tại đây
Mẫu hợp đồng thuê nhà gồm:
1/ Thông tin bên thuê và bên cho thuê
– Bên thuê nhà cần ghi đầy đủ, chính xác những thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin số chứng minh thư nhân/ căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực, nơi cư trú, số điện thoại và email (nếu có).
Lưu ý: Nếu tài sản thuê là tài sản chung của vợ chồng, thì ghi đầy đủ thông tin của vợ và chồng.
– Bên thu nhà, ghi thông tin tương tự như bên cho thuê nhà. Nếu là tổ chức thuê thì ghi tên tổ chức, mã số thuế, địa chỉ trụ sở và thông tin của người đại điện.
2/ Thông tin về tài sản thuê- nhà
– Diện tích cho thuể
– Hiện trạng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
Với những thông tin liên quan đến tài sản thuê, cần ghi theo thông tin được mô tả cụ thể trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nêu trên.
– Mục đích thuê nhà, như chúng tôi đã thông tin hợp đồng thuê nhà có rất nhiều mục đích khác nhau, tùy vào nhu cầu của bên thuê. Nhưng trong hợp đồng cần nêu rõ ràng là thuê để ở, thuê làm văn phòng, thuê làm trụ sở công ty, thuê làm nhà xưởng,…
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản
3/ Thời hạn thuê, gia hạn và chấm dứt hợp đồng thuê nhà
– Thời hạn thuê là bao nhiêu tháng, năm, được tính bắt đầu từ thời điểm nào đến thời điểm nào sẽ chấm dứt;
– Thời gian bàn giao nhà cho bên thuê, ghi rõ thời gian thực hiện;
– Hiệu lực hợp đồng do hai bên thỏa thuận, có thể chọn hợp đồng có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
– Hợp đồng sẽ đương nhiên chấm dứt khi xảy ra các trường nào:
Ví dụ: Hết thời hạn thuê hoặc không được gia hạn thuê theo quy định của Hợp đồng; Nếu bên thuê không thanh toán tiền nhà đúng thời hạn hợp; Chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
– Thời hạn thông báo khi chấm dứt: Trường hợp bên cho thuê/ bên thuê chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, phải thông báo trước bao nhiêu ngày, bằng hình thức nào (văn bản/ miệng), hoàn trả tiền đặt cọc (nếu có).
4/ Giá thuê, đặt cọc và phương thức thanh toán
– Giá thuê, nếu thuê cố định trong thời gian thuê thì nêu rõ giá cố định trong thời gian thuê là bao nhiêu và đã bao gồm các khoản nghĩa vụ tài chính nào.
– Tiền điện, nước, phụ phí khác do hai bên thỏa thuận, nhưng cần lưu ý một số quy định về giá điện như nếu có hợp đồng thuê từ 1 năm trở lên và có đăng ký tạm trú, thì bên cho thuê trực tiếp ký kết hoặc đại diện bên thuê kí hợp đồng mua bán điện với cơ quan điện lực.
– Tiền đặt cọc (nếu có) việc thỏa thuận đặt cọc dù không bắt buộc phải có nhưng lại rất quan trọng, giúp cho các bên tránh rủi ro nếu có vi phạm hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng. Trong đó, nên ghi chi tiết số tiền đặt cọc và điều kiện để nhận lại tiền cọc.
– Phương thức thanh toán, có thể lựa chọn chuyển khoản hoặc tiền mặt, thanh toán 1 lần hoặc theo đợt nhưng cần ấn định rõ thời gian thanh toán.
5/ Quyền và nghĩa vụ của các bên
Theo thỏa thuận của hai bên nhưng khống được trái quy định của pháp luật. Khi soạn thảo có thể dựa vào quyền và nghĩa vụ quy định khi giao kết hợp đồng thuê tài sản căn cứ trong Bộ luật Dân sự và Luật Nhà ở và các văn bản liên quan.
6/ Thỏa thuận khác
– Cách thức giải quyết tranh chấp: Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Các điều khoản chung.
7/ Cam kết và ký
Bên thuê và bên cho thuê cam kết và ký ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu là tổ chức).
+ Mẫu hợp đồng thuê nhà ở
Download Tại đây
Trong hợp đồng thuê nhà ở, người đi thuê nhà trọ cần lưu ý thêm về giờ giấc ra vào, chi phí phát sinh như tiền vệ sinh, phí gửi xe trông xe, nội quy của nhà đó, tránh phát sinh những khoản chi phí không rõ ràng cần nêu chi tiết khi hai bên thỏa thuận và soạn hợp đồng thuê.
+ Mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
Download Tại đây
Hợp thuê nhà làm văn phòng là văn bản quan trọng để làm căn cứ thanh toán chi phí thuê văn phòng, đảm bảo quyền lợi cho các bên khi thuê nhà.
Khi thuê để làm văn phòng, cần lưu ý một số nội dung sau:
– Thời gian và điều kiện gia hạn
Nên xem xét các mốc thời gian, cụ thể là hợp đồng có hiệu lực khi nào; thời gian hoàn thiện nội thất văn phòng có được tính vào thời gian thuê không, các bên cần thỏa thuận rõ.
– Giá thuê và chi phí phát sinh
Cần nêu rõ giá thuê đã bao gồm các khoản chi phí về dịch vụ như: lễ tân, an ninh, đèn chiếu sáng, thang máy, diệt khử trùng văn phòng, vệ sinh văn phòng, bảo dưỡng các trang thiết bị có sẵn trong văn phòng,…
Việc thuê nhà làm văn phòng, cần đảm bảo sử dụng riêng biệt và thuận tiện cho bên thuê, tạo điều kiện cho hoạt động của đơn vị đó.
+ Mẫu hợp đồng thuê nhà nguyên căn
Download Tại đây
Để dễ dàng trong việc quản lý và sử dụng, nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu thuê nhà nguyên căn. Thông thường chi phí thuê nguyên căn sẽ cao hơn thuê 1 phòng hay 1 tầng của tòa nhà. Cần lưu ý, việc thuê nhà nguyên căn nên đảm bảo sự riêng biệt, tự quản lý trong suốt thời gian công ty, đơn vị thuê kể cả vấn đề sửa chữa (nếu có).
Trên đây là hướng dẫn của Công ty tư vấn TBT Việt Nam về việc soạn thảo hợp đồng thuê nhà chi tiết, cụ thể nhất.
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất năm 2021