Khi người lao động gặp khó khăn về tài chính, để trang trải cuộc sống ngoài đi vay tại các tổ chức tín dụng còn có thể mượn bạn bè, người thân thậm chí là mượn tiền giám đốc.
Bài viết sau của TBT Việt Nam, xin chia sẻ thêm với Quý độc giả về cách thức mượn tiền giám đốc, hợp đồng mượn tiền và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mượn tiền chi tiết nhất.
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng đại lý độc quyền mới nhất năm 2021
Hợp đồng mượn tiền giám đốc là gì?
Việc “mượn tiền” là cách nói thông thường trong đời sống, tuy nhiên đối chiếu với quy định của pháp luật thì mượn tiền có thể hiểu là vay tiền. Bởi vì tiền là loại tài sản không thuộc đối tượng của hợp đồng mượn chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng vay.
Hợp đồng mượn tiền giám đốc là sự thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể giữa bên mượn và bên cho mượn, theo đó bên cho mượn sẽ giao một khoản tiền nhất định cho bên mượn sử dụng trong thời gian nhất định. Bên mượn có trách nhiệm trả lại số tiền theo thời hạn thanh toán trong hợp đồng.
Hợp đồng mượn tiền giám đốc không phải loại hợp đồng xa lạ, mà phát sinh rất nhiều trên thực tế. Trong hợp đồng mượn này, có thể phải trả lãi nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng mượn tiền giám đốc có phải công chứng không?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định hợp đồng mượn tiền giám đốc bắt buộc phải có công chứng hoặc đi chứng thực.
Nhưng để đảm bảo tính chất pháp lý và tránh những rủi ro phát sinh, bên cho mượn tiền và bên mượn tiền thường thống nhất khi giao kết hợp hợp đồng sẽ bằng văn bản và đi công chứng hợp đồng đó.
>>> Tham khảo: Các thông tin mới nhất về hợp đồng góp vốn đầu tư năm 2021
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || ).push({});
Mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc mới nhất
TBT Việt Nam xin cung cấp nội dung cơ bản cần có trong mẫu hợp đồng mượn tiền giám đốc mới nhất dưới đây:
1/ Bên cho mượn tiền
– Họ và tên
– Số chứng minh thư nhân dân/ Số căn cước công dân/ Số hộ chiếu
– Hộ khẩu thường trú
– Nơi ở hiện nay
– Điện thoại
2/ Bên mượn
– Họ và tên
– Số chứng minh thư nhân dân/ Số căn cước công dân/ Số hộ chiếu
– Hộ khẩu thường trú
– Nơi ở hiện nay
– Điện thoại
3/ Số tiền vay
Bên cho mượn tiền đồng ý cho bên mượn số tiền:
– Bằng số
– Bằng chữ
– Lãi suất (nếu có)
4/ Thời hạn mượn và cách thức thanh toán
– Thời hạn vay: Kể từ ngày/ tháng/ năm đến ngày/ tháng/ năm
– Thời hạn thanh toán: Thời hạn thanh toán tiền là vào ngày…hàng tháng hoặc ngày/ tháng/ năm. Nếu không có sự thỏa thuận khác giữa các bên.
– Phương thức thanh toán, bên mượn có thể lựa chọn:
+ Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng
+ Thanh toán tiền mặt
5/ Quyền và nghĩa vụ của của các bên
– Bên mượn:
+ Bên mượn tiền cần thanh toán đủ số tiền theo thời hạn thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Địa điểm thanh toán tiền mượn là nơi cư trú của bên cho mượn tiền, hoặc theo thỏa thuận của các bên.
– Giao đầy đủ số tiền mượn cho bên mượn đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Khi bên mượn không thanh toán đúng hạn, thanh toán không đủ hoặc không thanh toán thì bên cho mượn có quyền yêu cầu trả lãi suất theo quy định của pháp luật và yêu cầu bồi thường.
6/ Cam kết giữa các bên
– Bên cho mượn và bên mượn cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng, theo quy định pháp luật.
– Nếu có tranh chấp xảy ra, các bên tự giải quyết bằng hình thức thương lượng, hòa giải.
– Không tự giải quyết được, sẽ tiến hành theo thủ tục tố tụng.
7/ Giá trị hiệu lực
– Hợp đồng mượn tiền có hiệu lực từ ngày/ tháng/ năm đến ngày/ tháng/ năm.
– Hợp đồng này lập thành hai bản và mỗi bên giữ một bản. (Các bản có giá trị như nhau).
>>> Tham khảo: Hợp đồng kinh tế là gì? Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất năm 2021
Hướng dẫn soạn hợp đồng mượn tiền giám đốc
Hạn chế tối đa rủi ro cho các bên trong hợp đồng vay, việc soạn thảo hợp đồng là bước quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cách thức soạn hợp đồng mượn tiền cho Quý độc giả tham khảo:
– Thông tin các bên giao kết hợp đồng mượn tiền: Cần ghi đầy đủ thông tin của giám đốc- bên cho mượn tiền, bên mượn tiền dựa trên các loại giấy tờ chứng thực cá nhân, để đảm bảo thông tin chính xác;
– Thông tin về số tiền cho mượn: Ghi đầy đủ chi tiết bằng cả số lẫn chữ, tránh sự hiểu nhầm về con số và ghi rõ loại tiền cho mượn là ngoại tệ hay tiền Việt Nam đồng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng: Riêng về mục này cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
+ Việc giao tài sản- tiền vay đúng số lượng, chất lượng, loại tiền đã giao kết;
+ Bồi thường thiệt hại nếu giao không đúng, không đảm bảo chất lượng mà không thông báo cho bên mượn biết;
+ Mượn tiền thì phải thanh toán đúng hạn, nếu đến thời hạn trả mà không thực hiện có thể tính lãi hoặc tiền phạt theo quy định của pháp luật;
+ Về lãi suất, cần tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự, không được vượt mức có thể truy cứu với hành vi cho vay nặng lãi;
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng: hợp đồng có kỳ hạn/ không có kỳ hạn cần rõ ràng chi tiết, tránh xảy ra tranh chấp;
+ Tài sản bảo đảm (nếu có).
– Mục đích mượn tiền: Mục đích mượn không được trái đạo đức xã hội, không vi phạm pháp luật hay sử dụng với mục đích bất hợp pháp.
Lưu ý: Khi giao tiền mượn cho bên mượn, cần ghi nhận lại để làm chứng cứ, nếu không may sau này có tranh chấp phát sinh.
Những nội dung tư vấn về hợp đồng mượn tiền giám đốc trên đây, chỉ mang tính chất tham khảo. Quý độc giả muốn hiểu sâu hơn có thể tham khảo các quy định pháp lý liên quan.
>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng tín dụng mới nhất năm 2021