Hợp đồng hôn nhân năm 2021 như thế nào? Update 10/2023

Trong thời gian gần đây văn bản mang tên Hợp đồng hôn nhân  nhận được rất nhiều sự quan tâm. Có nhiều người hiểu nhầm rằng hợp đồng này có thể quy định mọi vấn đề, quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong cuộc sống hôn nhân. Nên tổng đài 1900 6560 sẽ giải thích rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, thì hôn nhân dựa trên sự tự nguyện và tiền đề là trên tình cảm của hai bên. Và nếu hai bên có sự thoả thuận vì mục đích không chính đáng thì quan hệ hôn nhân đó có thể sẽ không được pháp luật công nhận.

Nhưng bên cạnh đó Luật cũng quy định để cho hai bên vợ, chồng có thể thoả thuận với nhau về chế độ tài sản, về nhận thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất

gái hư Trương Hinh Dư khoe nhẫn đính hôn
gái hư Trương Hinh Dư khoe nhẫn đính hôn

Hợp đồng hôn nhân là gì?

Hợp đồng hôn nhân được hiểu là thoả thuận trước hôn nhân (tiền hôn nhân) về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân.

Trên thực tế có những hợp đồng hôn nhân không chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời kỳ hôn nhân. Mà còn có quy định về giá trị của hợp đồng. tức là quyền lợi nhận được của mỗi bên khi kết thúc hợp đồng là như thế nào.

Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp hay không?

Theo pháp luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hợp đồng hôn nhân không có quy định. Hôn nhân phải dựa trên các điều kiện được pháp luật quy định, và quan trọng nhất là ý chí tự nguyện, dựa trên tình cảm thực sự của cả hai phía.

Nhưng bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam lại cho phép 2 bên có thể thoả thuận với nhau trước hôn nhân về một số chế độ ( thoả thuận tiền hôn nhân) về tài sản, nhân thân, và con cái.

Quy định này khiến nhiều người hiểu nhầm rằng hợp đồng hôn nhân là hợp pháp. Nhưng thực chất văn bản có tên là hợp đồng hôn nhân sẽ không được công nhận và khi tranh chấp tại toà thì nó sẽ không có giá trị.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || ).push({});

Nhưng những văn bản như: “ Thoả thuận về chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân”, “ Thoả thuận về quyền và nghĩa vụ trong thời kỳ hôn nhân” thì sẽ được công nhận.

>>> Tham khảo: Tổng hợp những mẫu đơn khởi kiện mới nhất


Mẫu hợp đồng hôn nhân mới nhất

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

 

Hà Nội, ngày … tháng… năm 20…

Chúng tôi gồm:

Tên tôi là: Nguyễn Thị Hoa X, Sinh ngày:…/…/… Tại…

Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân số:… Cấp ngày… tại Công an …

Hộ khẩu thường trú: Xóm/Khu phố… xã/phường…huyện/quận…. tỉnh/thành phố

Tạm trú: Xóm/khu phố…, xã/phường…, huyện/quận…, tỉnh/thành phố…

 ( nếu có)

 Ông: Nguyễn Văn A, Sinh ngày:…/…/…Tại…

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân số:… Cấp ngày… tại Công an…

Hộ khẩu thường trú: Xóm/khu phố…, xã/phường…, huyện/quận…, tỉnh/thành phố…

Tạm trú: Xóm/khu phố…, xã/phường…, huyện/quận…, tỉnh/thành phố…

 ( nếu có)

Cùng tự nguyện thoả thuận và đồng ý những thoả thuận sau:

  1. Về quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân
  2. Về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân
  3. Thời điểm có hiệu lực của văn bản
 

 

 

BÊN A

 

 

 

BÊN B
Nguyễn Thị Hoa X Nguyễn Văn A

>>> Tham khảo: Tổng hợp các mẫu đơn xin xác nhận mới nhất


Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hôn nhân mới nhất

Về quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân:

 Ở trong phần này thì sẽ quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân Quý vị có thể quy định:

– Về trách nhiệm đóng góp cho gia đình của mỗi bên:

Trong thời kì hôn nhân thì các bên có trách nhiệm đi làm, lao động và đóng góp vào kinh tế chung của gia đình. Việc đóng góp nhiều hay ít không nói lên địa vị của mỗi bên cao hay thấp.

Trên thực tế nhiều gia đình vợ hoặc chồng  không đi làm, nhưng họ chăm lo và làm việc nhà. Và công sức lao động này cũng tính là công sức, đóng góp chung của mỗi bên. Không nhất thiết phải đóng góp bằng tiền vào tài sản chung, mà có thể đó là công sức lao động.

– Về trách nhiệm thực hiện công việc trong gia đình:

Mỗi bên đều có trách nhiệm thực hiện công việc nhà và các công việc khác trong gia đình. Nhưng  phải phù hợp với tính chất công việc của mỗi bên.

Trong việc nuôi dạy con cái: cả hai bên đều có quyền và nghĩa  vụ trong việc nuôi dạy con cái, để cho con được nhận tình cảm và sự giáo dục tốt nhất từ hai bên.

Nếu có sự bất đồng về phương pháp dạy con về cách sống cũng như trách nhiệm dạy bảo cho về học tập hằng ngày thì phải tìm được tiếng nói chung hoặc nhờ các bên chuyên môn về vấn đề đó để tìm cách giải quyết.

Trong nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hai bên gia đình: Tôn trọng và có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc bố mẹ các bên. Hỗ trợ về tinh thần, vật chất khi cần thiết. Không đặt nặng bên bố mẹ vợ hay chồng quan trọng hơn, cả hai bên gia đình đều như nhau.

Về chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân

Quí vị có thể chọn chế độ tài sản theo luật định, tức là không có thoả thuận riêng về tài sản, tài sản chung và tài sản riêng sẽ theo như quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Theo chế độ tài sản này thì tài sản riêng sẽ gồm tài sản của mỗi người trước hôn nhân, tài sản được thừa kế và cho tặng riêng, hoặc tài sản phục vụ như cầu thiết yếu của vợ chồng trong cuộc sống, quyền tài sản đối với đối tượng là sở hữu trí tuệ, các khoản trợ cấp gắn với nhân thân…

Tài  sản chung sẽ gồm tài sản, thu nhập do hai bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Nếu hai bên có tài sản riêng, mà từ tài sản riêng tạo ra hoa lợi, lợi tức thì  phần hoa lợi, lợi tức đó cũng sẽ được tính vào là tài sản chung trong thời kì hôn nhân

Ngoài ra thì Quí vị cũng có thể lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận trong thời  kì hôn nhân. Trước khi kết hôn hai bên có thể thoả thuận với nhau về phần tài sản trong thời kì hôn nhân, phần tài sản nào là chung và phần tài sản nào là riêng.

Nhưng bản thoả thuận này phải được công chứng, chứng thức trước khi kết hôn thì mới có hiệu lực. Và bản thoả thuận  này không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con thành niên mà không có năng lực hành vi dân sự, nghĩa vụ của vợ chồng đối với cha mẹ của hai bên

Về hiệu lực của thoả thuận

Thỏa thuận có hiệu lực kể từ khi quan hệ hôn nhân được xác lập hoặc có hiệu lực vào thời điểm khác theo thỏa thuận của các bên.

>>> Xem thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì? Những thông tin bạn cần biết